Tại sao lốp ô tô lại có màu đen?

Rõ ràng những bộ phận khác trên ô tô rất đa dạng màu sắc. Tuy nhiên, lốp ô tô thường chỉ có 1 màu duy nhất là màu đen. Vậy tại sao lốp ô tô lại là màu đen mà không phải màu khác?

Tại sao lốp ô tô lại có màu đen?

Vào thế kỷ 20, lốp ô tô đời đầu ra đời. Và lúc này nó được làm từ sắt, khiến quá trình di chuyển khó khăn, độ ma sát thấp, tiếng ồn cao.

Tới năm 1895, chiếc lốp cao su đầu tiên xuất hiện. Thời điểm đó, do được làm từ sao su tự nhiên nên lốp ô tô có màu trắng sữa.

Song cao su tự nhiên lại có độ bền thấp, dễ bị mòn, nứt nẻ. Khi trời lạnh nó sẽ co lại, trời nóng sẽ nở mềm ra. Từ đó khiến hiệu suất cũng như tuổi thọ của xe giảm đi.

 

Để tăng độ bền cho lốp ô tô, các nhà sản xuất sau đó đã bổ sung thêm kẽm oxit vào bảng thành phần cấu tạo của lốp. Sau đó, cải tiến này nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trên các dòng xe sang trọng.

Song sự bùng nổ của chiến tranh đã khiến nguồn cung kẽm oxit cạn kiệt. Các nhà sản xuất lúc này đã sử dụng muội than thay thế. Muội than là 1 thể của cacbon vô định hình. Nó được tạo ra bằng việc đốt cháy không hoàn toàn dầu thô hoặc khí tự nhiên ở điều kiện thiếu khí oxy.

Người ta sau đó đã trộn muội than (30% trọng lượng lốp xe) với cao su, sợi bông để tạo ra màu đen của lốp ô tô. Ưu điểm của thành phần này như sau:

  • Tăng độ bám đường, tăng khả năng điều khiển xe.
  • Nhiệt nhanh chóng được tản ra bộ phận lốp và vàng đai tránh được tình trạng quá nhiệt.
  • Tăng tuổi thọ của lốp ô tô, nâng cao hiệu suất cũng như độ an toàn của xe.

Tới thập niên 1950, thị trường lốp xe ô tô bất ngờ xuất hiện các lốp có màu sắc bắt mắt như vòng, đỏ, cam,… Song độ bền của sản phẩm này không được cao. Chỉ sau 1 thời gian ngắn sử dụng, màu sắc sặc sỡ ban đầu dần phai đi, gây mất thẩm mỹ. Cùng với đó là những vết nứt, gãy,… Chính vì vậy, các lốp xe màu sắc sặc sỡ dần bị thay thế bởi lốp màu đen.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lốp ô tô

Được cấu tạo từ những vật liệu bền bỉ, khả năng chống ăn mòn cao, song lốp ô tô vẫn có thể bị giảm tuổi thọ do tác động từ môi trường. Cụ thể như sau:

  • Oxy chiếm 21% lượng khí nén của lốp ô tô. Khí này sẽ phản ứng với những polymer trong cấu trúc lốp xe, dẫn tới quá trình oxy hóa. Dù diễn ra vô cùng chậm nhưng nó vẫn ảnh hưởng tiêu cực tới lốp xe. Bạn sẽ thấy lốp ô tô bị biến dạng sau 1 thời gian sử dụng.
  • Cấu trúc lốp xe ô tô sẽ bị phá hủy do cao su trong lốp xe hấp thụ bức xạ UV. Từ đó khiến độ đàn hồi giảm đi, lốp nhanh lão hóa.
  • Bên cạnh đó, ozone kết hợp với tia UV mặt trời, sẽ tạo ra 1 phản ứng hóa học, phá hủy những liên kết polyme trong cấu trúc cao su của lốp xe. Đó chính là nguyên nhân khiến lốp xe xuất hiện những vết nứt. Và theo thời gian, những vết nứt đó sẽ khiến lốp ô tô bị hỏng hoàn toàn.
  • Ngoài ra, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, kết hợp cùng oxy sẽ khiến lốp ô tô lão hóa nhanh hơn. Từ đó làm giảm tuổi thọ của lốp xe.

Cách bảo quản lốp ô tô đúng, giúp kéo dài tuổi thọ

Để bảo quản lốp xe được tốt hơn, giúp nâng cao tuổi thọ bạn nên chú ý những điều sau:

  • Hạn chế để lốp xe ở nơi có ánh nắng mặt trời nhiệt độ cao. Thay vào đó, hãy để lốp xe ở nơi mát mẻ, độ ẩm cao.
  • Tránh để lốp xe ở những nơi phơi nhiễm nhiều ozone như các khu vực chứa động cơ điện, đèn huỳnh quang hay nơi chứa máy phát điện.
  • Kiểm tra lốp thường xuyên, bơm lốp đúng áp suất để tránh lốp bị hỏng trong khi di chuyển.
  • Trong quá trình bảo quản không nên để lốp phải chịu lực nén bởi nó sẽ khiến lốp bị biến dạng, hư hỏng.

Tới đây thì chắc bạn đã biết vì sao lốp ô tô màu đen rồi đúng không ạ? Hãy bảo quản lốp ô tô đúng cách để nâng cao tuổi thọ, giảm thiểu chi phí sửa chữa và nâng cấp xe nhé! Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hay về xe ô tô cũng như kinh nghiệm lái xe an toàn.

Để lại một bình luận