Kỹ năng sử dụng chân phanh và chân ga ô tô đảm bảo an toàn

Chân ga và chân phanh là 2 bộ phận giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc khởi hành và di chuyển của ô tô. Việc sử dụng chân ga và chân phanh nhuần nhuyễn sẽ giúp quá trình lái xe diễn ra êm ái, hạn chế những tai nạn không đáng có.

Phân biệt chân phanh và chân ga ô tô tránh nhầm lẫn

Chân phanh và chân ga đều có tác động nhất định đến tốc độ của xe ô tô song chức năng của chúng lại đối ngược nhau. Nếu như chân phanh được sử dụng để dừng hoặc giảm tốc độ xe thì chân ga lại có nhiệm vụ tăng tốc khi tham gia giao thông.

Đối với dòng xe số sàn, phanh, ga và côn đều nằm ở khu vực để chân của tài xế, lần lượt thứ tự từ trái sang là côn số, phanh và chân ga.

Đối với xe số tự động, không có con số thì chân ga và chân phanh xe ô tô nằm song song với nhau theo vị trí chân phanh trước chân ga (tính từ phía bên phải của người lái xe).

Có thể thấy rằng, 2 bộ phận này nằm ở vị trí đặc thủ, gần nhau. Do đó, trong những tình huống khẩn cấp không ít chủ xe đã nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Kỹ năng sử dụng chân phanh và chân ga ô tô đúng cách

Sử dụng chân phải nhấn chân phanh và chân ga

Người lái xe ô tô cần lưu ý điều khiển chân phanh và chân ga xe bằng chân phải. Ngoài ra, cũng cần tạo cho mình thói quen đặt gót chân phải xuống sàn xe, thẳng với vị trí bàn đạp phanh. Đồng thời, chỉ sử dụng phần gan bàn chân để di chuyển qua lại. Điều này sẽ giúp duy trì được khả năng xử lý tốc độ an toàn, đồng thời người điều khiển phương tiện có thể chủ động, bình tĩnh khi gặp các tình huống bất ngờ.

Một thói quen nữa mà chủ xe cần tạo cho mình là “rời chân ga – rà chân phanh”. Có nghĩa là khi nhấc mũi chân ra khỏi vị trí chân ga thì lập tức đặt lên chân phanh. Điều này sẽ tạo thành phản xạ tự nhiên cho người lái, hạn chế rủi ro do đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.

Tập trung, tránh sao nhãng khi điều khiển chân phanh và chân ga

Trong suốt quá trình di chuyển, người điều khiển phương tiện cần tập trung, giữ tỉnh táo. Đồng thời không nên sử dụng điện thoại, ăn uống, lấy đồ,… làm phân tâm nhiệm vụ lái xe.

Khi lùi xe khỏi bãi đỗ hoặc di chuyển vào đường hẹp, cần điều khiển chân ga và chân phanh một cách chậm rãi và cẩn thận, đặc biệt là ở các địa hình không quen thuộc.

Sử dụng giày đế mỏng để điều khiển chân phanh và chân ga

Lái xe lâu với đôi chân trần sẽ khiến bạn cảm thấy đau. Dép lê dễ làm bàn chân bị tuột ra khỏi dép. Giày, bốt cổ dài và cứng sẽ hạn chế cử động cổ chân khi cần thiết. Trong khi đó, giày cao gót với mặt tiếp xúc nhỏ dễ khiến chân trượt ra khỏi bàn đạp. Chính vì thế, khi điều khiển xe tài xế nên sử dụng giày đế mỏng hay dép quai hậu có kết cấu chắc chắn và ôm sát vào chân.

Một số lưu ý khác khi sử dụng chân phanh và chân ga

Khi sử dụng chân phanh và chân ga tránh đạp mạnh vào bàn đạp phanh chân. Đổi lại hãy từ từ đẩy nhấn chân xuống tới khi nào xe dừng hẳn. Với chân ga xe ô tô khi thay đổi tốc độ cũng làm tượng tự như thế. Thói quen này sẽ giúp quá trình tăng tốc, giảm tốc động cơ thuận lợi và suôn sẻ hơn, người lái có thêm thời gian chuẩn bị cho những thao tác tiếp theo.

Khi điều khiển xe qua những khúc cua, xe sẽ có xu hướng tiếp tục di chuyển trên một đường thẳng, chỉ có lực bám của lốp trước mới cho phép xe rẽ vào đường cua. Nếu trong khi đi vòng cua, bạn bắt đầu tăng tốc thì trọng lượng của xe sẽ bị dồn về phía sau. Điều này sẽ khiến cho khả năng bám đường của lốp trước ít hơn. Vậy nên, hãy giảm tốc trước khi vào cua, chỉ sử dụng chân ga để duy trì tốc độ hiện tại mà thôi.

Ngoài ra, tài xế cũng phải thận trọng trong việc sử dụng chân phanh để giảm tốc độ khi di chuyển vào những khúc cua.

Việc sử dụng đúng chân phanh và chân ga khi lái xe là điều vô cùng quan trọng. Do đó, tài xế cần trang bị kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng phán đoán, xử lý để tránh những tình huống bất ngờ.

Để lại một bình luận