Đăng ký học lái xe B1 có quyền tự học tại nhà không?

Sau khi đăng ký học lái xe B1, nhiều người không có thời gian để tham gia khóa học. Vậy học viên có quyền tự học lái xe tại nhà không? 

Đăng ký học lái xe B1 có quyền tự học tại nhà không

Điều 8 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã quy định về việc nên tự học lái xe ô tô tại nhà hay phải đến trung tâm đào tạo. Cụ thể như sau:

  • Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 được chủ động tự học các môn lý thuyết tại nhà, nhưng vẫn phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; riêng đối với việc tự học lý thuyết lái xe ô tô ở các các hạng A4, B1 thì phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo mới được phép tham gia kỳ thi xin cấp giấy phép lái xe
  • Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Trong thời hạn trên 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo kết thúc kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo, nếu không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới.

Theo quy định trên, trường hợp bạn có nhu cầu thi giấy phép lái xe hạng B1 nhưng không có thời gian thì có thể tự học lý thuyết tại nhà song phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải được kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo theo đúng quy định của pháp luật thì mới có thể đăng ký thi sát hạch.

Hay nói cách khác, nếu tự học mà không thông qua các trung tâm thì người học sẽ không đủ điều kiện để được thi cấp bằng lái xe ô tô. 

Tự học lái xe ô tô tại nhà, nguy hiểm khôn lường

Bạn có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nhiều loại chi phí khác khi tự học lái xe tại nhà. Song điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà bạn khó có thể biết trước.

Về kỹ thuật thực hành lái xe

  • Không được trang bị giáo trình bài bản, không nắm được các bài cần thi. 
  • Không nắm rõ cách sử dụng chân để kiểm soát phanh và ga, khiến không làm chủ được tốc độ khi tham gia giao thông.
  • Không có điều kiện tốt nhất để luyện tập các bài thực hành sa hình 
  • Xử lý tình huống giao thông không nhanh nhạy, không đáp ứng yêu cầu.
  • Quan trọng hơn là không đủ điều kiện để xin cấp bằng lái xe ô tô.

Về pháp luật

Trường hợp người hướng dẫn là một người không có chuyên môn, nghiệp vụ thì rất khó để xử lý các tình huống phát sinh khi học lái xe. Điều này, dễ gây ra tai nạn nguy hiểm. Lúc này, không chỉ tính mạng của người lái, người hướng dẫn mà cả người tham gia giao thông cũng bị đe dọa. 

Chưa kể, việc điều khiển phương tiện giao thông khi chưa có giấy phép là sai quy định. Kết hợp với việc không sử dụng xe “Tập lái”, bạn có thể bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng và sẽ bị tạm giữ xe đến 7 ngày làm việc và không quá 30 ngày nếu cần thiết. 

Ngoài ra, với những trường hợp sử dụng xe mượn để tập lái thì chủ sở hữu chiếc xe đó cũng sẽ phải chịu phạt từ 800.000 – 2.000.000 VNĐ.

Cách chọn trường uy tín để đăng ký học lái xe B1

Hiện nay, các văn phòng, trung tâm mọc lên hàng loạt nhưng lại không có chức năng tuyển sinh và đào tạo. Vì thế, trước khi quyết định lựa chọn một ngôi trường để theo học thì học viên cần tìm hiểu kỹ. 

 Trước khi ghi danh, học viên cần nắm rõ thời gian, địa điểm, tránh tình trạng mập mờ tại các trung tâm hiện nay. Bởi thực tế, có nhiều trường hợp, đăng ký rồi, đóng tiền rồi nhưng vẫn không biết lịch học như thế nào?

Đặc biệt học viên cần lưu ý, không có trường đào tạo nào dám cam kết đậu 100%, hoàn tiền nếu không đậu. Bởi hiện nay việc thi sát hạch đã được áp dụng công nghệ. Do đó, nếu học viên không nắm được các kỹ thuật lái xe thì khó mà qua được. 

Nói tóm lại, người đăng ký học lái xe B1 sẽ được phép tự học lý thuyết nhưng phải đăng ký tại cơ sở đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo theo đúng quy định của pháp luật.

Để lại một bình luận