3 kinh nghiệm “vàng” giúp tài xế mới dễ dàng vào cua

Với những người mới bắt đầu cầm lái, việc vào cua trên các cung đường khó khăn là 1 thử thách không nhỏ. Nếu không cẩn thận, bạn có thể phải đối đầu với những tai nạn vô cùng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, dưới đây là những điểm quan trọng cần lưu ý khi thực hiện thao tác này. Các bác tài mới đừng bỏ qua nhé!

Cầm vô lăng đúng kỹ thuật khi vào cua

Cầm vô lăng đúng sẽ giúp bạn dễ dàng điều khiển xe khi vào cua. Hãy tưởng tượng vô lăng như mặt đồng hồ. Và tay trái của bạn nên đặt ở vị trí từ 9 đến 10 giờ, trong khi tay phải nên đặt ở vị trí từ 2 đến 4 giờ. Bốn ngón tay của mỗi bàn tay nên ôm nhẹ quanh vành vô lăng. Riêng ngón tay cái thì đặt dọc theo vành vô lăng. Yêu cầu quan trọng là giữ vai và tay thả lỏng một cách tự nhiên. Điều này sẽ giúp bạn lái xe lâu hơn, đồng thời thực hiện các thao tác khác dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết rằng, trên vô lăng thường được trang bị túi khí. Trong trường hợp xảy ra va chạm, túi khí sẽ được kích hoạt với lực rất lớn. Do đó, nếu tay bạn đặt ở vị trí cao (khoảng 11 giờ đến 1 giờ) hoặc đặt lên vô lăng, có thể bị chấn thương nghiêm trọng khi túi khí bung ra. Vậy nên, việc cầm vô lăng đúng kỹ thuật khi vào cua là yêu cầu vô cùng quan trọng.

Kỹ thuật vào cua chuẩn cho tài xế mới

Trước khi bẻ lái

Trước khi vào cua, hãy quan sát kỹ lưỡng để xác định độ hẹp, rộng, dài, hay ngắn của khúc cua. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên chú ý đến tình trạng mặt đường. Hãy xem xem nó có bị trơn trượt hay không. Từ đó bạn sẽ có được phương án xử lý phù hợp.

Trước khi giảm tốc độ xe

Nhiều tài xế mới thường không giảm tốc độ đúng cách trước khi vào cua. Việc này có thể gây ra những tình huống nguy hiểm mà bạn không thể lường trước được. Do đó, để đảm bảo an toàn, hãy luôn giảm tốc độ trước khi vào cua.

Giai đoạn vào cua

Khi xe đã giảm tốc đủ an toàn, bạn có thể bắt đầu vào cua. Tuy nhiên, bạn cần dự đoán độ cong của góc cua để điều chỉnh vô lăng cho phù hợp, tránh phải đánh lái nhiều lần. Trường hợp góc cua quá dài hoặc bạn cảm thấy chưa đủ, hãy từ từ điều chỉnh để xe vào đúng quỹ đạo của nó. Và chỉ vào cua khi bạn thực sự cảm thấy an toàn.

Thời điểm trả cua và kết thúc quá trình đánh lái

Khi đã thoát khỏi khúc cua, bạn cần nhanh chóng trả lái để xe trở về hướng ban đầu. Việc này khá đơn giản. Bạn chỉ cần từ từ quay vô lăng ngược lại để xe ổn định lại quỹ đạo. Song cần lưu ý rằng, khi vào cua bạn đánh lái bao nhiêu thì khi trả cua bạn phải quay vô lăng ngược lại tương ứng với số vòng xoay. Nếu có trẻ em hoặc người dễ bị say xe trên xe, điều này có thể gây ra cảm giác khó chịu và làm xe bị lắc lư nhiều.

Nhiều dòng xe hiện đại hiện nay được trang bị các công nghệ hỗ trợ lái giúp tăng cường cảm giác an toàn cho tài xế. Công nghệ này rất hữu ích. Tuy nhiên, một số tài xế trở nên chủ quan, không giảm tốc độ khi vào cua. Và đó chính là nguyên nhân gây ra các tai nạn không mong muốn. Vì vậy, dù là xe đời mới hay cũ, hãy chú ý đến từng chi tiết nhỏ khi lái xe để đảm bảo an toàn nhé! Chúc bạn vạn dặm bình an!

Để lại một bình luận