Để hạn chế tối đa va chạm, ảnh hưởng tới chính mình cũng như những người tham gia giao thông khác, các bác tài cần biết cách cầm lái vô lăng đúng. Từ đó dễ dàng xử lý được các tình huống bất ngờ trong quá trình di chuyển.
Hãy cùng chúng tôi điểm qua những kinh nghiệm cầm vô lăng dưới đây để vạn dặm được bình an nhé!
Đặt ngón cái vô lăng vào đúng vị trí
Cách cầm lái vô lăng đúng là 2 ngón tay cái tì lên vành vô lăng. Trong khi đó, các ngón tay còn lại nằm ở phía dưới. Lưu ý, các bác tài không nên cầm vô lăng quá chặt hay quá lỏng bởi nó sẽ làm giảm khả năng đánh lái khi xe vào cua.
Cách cầm lái vô lăng đúng như chia sẻ ở trên sẽ giúp người lái cảm nhận được lực từ mặt đường lên vô văng. Việc thực hiện chuyển hướng xe vì vậy cũng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho người lái không bị vặn cổ tay dù có phải quay vô lăng gấp.
Khoảng cách từ vai đến vô lăng là 25cm
Bạn không nên điều chỉnh ghế ngồi quá gần hoặc quá xa vô lăng. Các chuyên gia cho biết, 25cm-30cm là khoảng cách lý tưởng từ vai người lái tới vô lăng. Nó sẽ giúp cho người lái có thể đánh lái dễ dàng khi cần phải chuyển hướng xe đột ngột.
Cầm vô lăng kiểu 9 giờ 15 phút
Bạn hãy hình dung vô lăng ô tô như mặt chiếc đồng hồ vậy. Sau đó, hãy đặt tay trái ở điểm 9h. Còn tay phải thì đặt ở vị trí đối xứng.
Theo các chuyên gia đánh giá, thì đây là cách cầm vô lăng đúng, có độ an toàn cao. Người lái có thể điều khiển ô tô đi thẳng, chuyển hướng sang trái/phải hoặc quay đầu xe dễ dàng mà không bị vướng.
Không những thế, cách cầm lái vô lăng kiểu 9 giờ 15 phút còn tạo ra 1 khoảng gian rộng phía trước. Điều này giúp túi khí có thể bụng ra 1 cách dễ dàng, bảo vệ phần đầu, ngực của người lái khi chẳng may xảy ra va chạm.
4 bước sử dụng vô lăng ô tô an toàn
Không chỉ bác tài mới mà kể cả những bác tài cũ cũng có thể phạm phải những lỗi khi cầm vô lăng ô tô. Chính vì vậy, ở bài viết này, chúng tôi đã soạn ra 4 bước sử dụng vô lăng an toàn. Theo đó, cách cầm vô lăng này sẽ giúp người lái có thể tự tin hơn trong quá trình di chuyển. Các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Điều chỉnh làm sao để có được tư thế ngồi an toàn, thoải mái. Và đừng quên thắt dây an toàn.
- Bước 2: Tay trái đặt lên vô lăng tại vị trí 7 – 9 giờ. Trong khi đó, tay phải để ở vị trí 5 – 3 giờ, đảm bảo tạo ra 1 khoảng không gian vừa đủ cho tay khi cần xử lý các sự cố bất ngờ.
- Bước 3: Ở các góc cua nhẹ, cua gắt hay ngã ba, vòng xuyến bạn nên điều chỉnh vô lăng linh hoạt để hạn chế va chạm.
- Bước 4: Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải cố gắng giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, sử dụng gương chiếu hậu, đèn pha sương mù đúng khuyến cáo,…
Cùng với đó, người lái cũng cần biết được những sai lầm khi cầm lái vô lăng để tránh gặp phải khó khăn trong quá trình di chuyển. Khi lái xe hãy tập trung quan sát, kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ. Chúc bạn vạn dặm bình an.